logo

Vai trò quản trị nhân tài trong quản trị nguồn nhân lực

Ngày Đăng : 16/10/2017 - 11:11 AM
Một nhà quản trị có tầm nhìn sẽ phải nhận diện chính xác những “viên ngọc quý” trong doanh nghiệp, “mài giũa” họ và luôn “nâng niu” những cống hiến có giá trị mà họ làm ra.

Giờ đây, chúng ta đang tiếp cận một thập kỷ mới với năm xu hướng hàng đầu mang đến ảnh hưởng lớn nhất trong đấu trường HR vàquản trị nhân tài là xu hướng được xếp ở vị trí đầu. Hầu hết các công ty “ăn nên làm ra” thay vì tập trung tất cả nguồn lực để chiêu mộ người tài thì họ dành phần lớn nguồn lực đó để phát triển “hiền tài”.

"Con người là tài sản quý giá nhất của tổ chức"

Quản trị nhân tài là hiện thực hóa câu nói đó chứ không chỉ nói suông. Công việc quản trị nhân tài bao gồm tất cả các quy trình và hệ thống làm việc có liên quan đến việc duy trì và phát triển một lực lượng lao động cấp cao cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ này được đặt lên vai nhà quản lý một trọng trách tuyển dụng, tiếp tục phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên cao cấp. Trong một số tổ chức, chỉ có những nhân viên tiềm năng nằm trong top đầu mới được đưa vào hệ thống quản lý nhân tài. Ở những công ty khác, mọi nhân viên đều được đưa vào hệ thống này.

Không chỉ là một phần của chiến lược nhân sự, quản trị nhân tài còn là một chiến lược kinh doanh và phải được tích hợp đầy đủ trong tất cả các quá trình có liên quan đến nhân viên của tổ chức. Trong một hệ thống quản lý nhân tài, thu hút và giữ chân những nhân viên tài năng là nhiệm vụ của mỗi thành viên trong tổ chức, đặc biệt là các cấp quản lý có nhân viên dưới trướng. Một chiến lược hiệu quả cũng bao gồm cả việc chia sẻ thông tin về những nhân viên tài năng và tiềm năng phát triển con đường sự nghiệp của họ trong toàn tổ chức. Điều này cho phép các phòng ban khác nhau nhận diện được nhân tài khi có cơ hội hoặc vị trí khuyết cần tuyển dụng.

Vậy làm thế nào để quản trị nguồn nhân tài thành công?

Tại thị trường như Việt Nam, các công ty cần phải có một cái nhìn dài hạn hơn và phải có những cam kết đối với chiến lược quản trị nhân tài của mình. Trong dài hạn, nếu nhân viên được thăng tiến, từ quản lý thấp cấp lên trung cấp thậm chí cao cấp và thu thập những kinh nghiệm, thì giá trị của họ sẽ tăng lên đáng kể. Nói một cách khác, ươm trồng nguồn tài năng thay vì phải trả giá cao hơn để giành lấy từ đối thủ của mình là một mô hình phát triển bền vững.

Làm thế nào doanh nghiệp có thể khuyến khích được việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế thừa trước tâm lý sợ mất vị trí của nhiều người?

Nhiều nhân viên cảm thấy sợ trước câu hỏi: “Ai sẽ là người thay thế cho vị trí của bạn?” Họ sẽ phản ứng: “Điều đó có nghĩa là gì? Tôi sắp mất việc sao?” Nhưng đó chỉ là lối suy nghĩ thiển cận. Nếu bạn tự tin vào khả năng của mình thì việc chuẩn bị cho người kế thừa sẽ mang lại lợi ích cho chính bạn, chứ không chỉ cho riêng công ty. Trong thị trường mới nổi như Việt Nam, thì nếu bạn có khả năng, bạn sẽ được thăng tiến. Nhưng làm thế nào bạn có thể thăng tiến trong công ty nếu không có ai đó lên làm thay công việc hiện tại bạn đang làm?

Hãy xóa bỏ cách nghĩ theo cách truyền thống, khi chỉ cần quan tâm đến những người làm việc tốt nhất, giỏi nhất. Một nhà quản trị có tầm nhìn sẽ phải nhận diện chính xác những “viên ngọc quý” trong doanh nghiệp, “mài giũa” họ và luôn “nâng niu” những cống hiến có giá trị mà họ làm ra.

Video Clip
Tin tức - Sự kiện
Mã số mã vạch sẽ cho biết sản phẩm đó được sản xuất ở đâu? Bởi đơn vị nào? Liệu sản phẩm này có phải sản phẩm thật hay sản phẩm bị giả mạo?
Go Top
fanpage facebook
[0]